Tặng Bản Vẽ Thiết Kế Mộ Đá Chi Tiết + Bản Vẽ Mặt Bằng Tổng Quan +Bản vẽ phối cảnh 3D tổng thể khu mộ trị giá 6.000.000 cho khách hàng đăng ký hôm nay
Ân để gọi
THUYẾT MINH VỀ LÀNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC- NGŨ HÀNH SƠN
Danh mục sản phẩm
lang-mo-da

LĂNG MỘ ĐÁ

mo-da

MỘ ĐÁ

rong-da

RỒNG ĐÁ

cong-trinh-da

CÔNG TRÌNH ĐÁ

san-pham-khac

SẢN PHẨM KHÁC

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
tu van online
HÙNG MẠNH
HÙNG MẠNH 0354365881
HÙNG MẠNH nmanh2702@gmail.com
sản phẩm mới nhất

Nhà thờ đá

Mã SP:

Nhà thờ đá

Mã SP:

Nhà thờ đá

Mã SP:

Mộ đá

Mã SP:

Long Đình Cánh

Mã SP:

Long Đình Cánh

Mã SP:

Long Đình Cánh

Mã SP:

Long Đình Cánh

Mã SP:

Mộ đá

Mã SP:

Mộ đá

Mã SP:
Tin tức nổi bật
Home > Tin tức >
 THUYẾT MINH VỀ LÀNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC- NGŨ HÀNH SƠN

Thuyết minh về làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn. 

???? Kính thưa quý khách: Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được coi là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Trải qua gần bốn thế kỷ tồn tại, các sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước mang đậm tính nghệ thuật đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn ra tầm thế giới, trở thành niềm tự hào và đem lại nguồn thu đáng kể cho làng nghề Non Nước.

Hình: Cơ sở điêu khắc Nguyễn Hùng

Thuyết minh lịch sử hình thành làng nghề đá:

– Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì làng đá ngũ hành sơn đà nẵng trước đây có tên là: Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. . Dựa theo văn bia của Tiền hiền họ Huỳnh có ghi: “Thạch tượng Quán Khái Đông Huỳnh Bá Công thỉ khai” và “ Bổn xã Huỳnh Bá Tộc lập” cùng với sự kể lại của các cụ già ở đây thì nghề đá ở chân núi Ngũ Hành có thể ra đời cùng với thời điểm lập làng.  Ông tổ nghề là một người quê gốc Thanh Hóa, tên là Huỳnh Bá Quát, người đã có công đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng. Tại làng hiện nay vẫn còn nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư”; ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày giổ Tổ của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

Ban đầu, ở vùng này, số người biết nghề làm đá không nhiều; sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, như các loại cối giã gạo, cối xay ngũ cốc hoặc các bia mộ được khắc bằng đá. Đến khoảng đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nghề đá ở đây có điều kiện phát triển, uy tín của làng nghề cũng nâng cao, một số thợ giỏi được triều đình phong hàm Cửu phẩm, nhiều thợ của làng được mời đi làm nghề ở khắp nơi.

Hình: Người dân đang hoàn thành bức tượng phật Quan Thế Âm

Trước kia, đá nguyên liệu thường được khai thác tại chỗ – núi đá Ngũ Hành Sơn, chủ yếu là đá cẩm thạch, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm, dễ đục. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, từ năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về.

Khi có nguyên liệu, thợ điêu khắc đá sẽ tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Đó là công đoạn ra phôi. Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản gồm nhiều công đoạn như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.

Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Để sản phẩm có màu sắc đẹp, đôi khi người thợ phải nhuộm đá bằng phẩm màu kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giầy màu nâu, màu chàm… Bí quyết để có màu đẹp phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu. Sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay tài năng, kinh nghiệm của người thợ.

Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa một cách hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa. Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian. Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh, mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho “đứa con” của mình.

Du lịch Đà Nẵng đến làng đá, du khách sẽ được chìm đắm trong thế giới của vô vàn những dòng sản phẩm khác nhau với vẻ đẹp tinh tế đến từng góc cạnh. Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Du khách sẽ không thể cưỡng lại được trước những đường nét sắc sảo, tinh tế của các tác phẩm điêu khắc, với độ bóng mịn của lớp đá cẩm thạch chỉ có ở núi Ngũ Hành Sơn với những hình ảnh kiêu sa mà gợi tình của những cặp tình nhân, với sự hùng dũng nhưng không kém phần lãng tử của những chúa tể sơn lâm; hay sự yên bình, trong lành, thanh khiết của những vị Bồ Tát, Phật tổ; những chiếc vòng tay nhỏ bé, xinh xắn, trong suốt; những cây trâm cài tóc với các hình dáng, kích thước khác nhau… Tất cả tạo nên một làng đá đa dạng, phong phú và độc đáo. Các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước- Ngũ Hành Sơn là những vật kỷ niệm đầy ý nghĩa của danh thắng đã theo chân các du khách có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Làng nghề đá mỹ nghệ vươn tầm thế giới

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, trên từng sản phẩm, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Hiện nay, nghề này còn có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng, góp phần quan trọng vào sự dịch chuyển cơ cấu nông thôn, chuyển từ lao động giản đơn, năng suất thấp sang lao động có kỹ năng, năng suất cao. Nghề đã tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…

Hiện làng nghề này có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, tập trung xung quanh khu vực dưới chân danh thắng Ngũ Hành Sơn với gần 4.000 lao động, chiếm gần 80% hộ dân cư trên các tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Công Chúa (khu vực Đông Hải, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

Tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Khách tham quan từ nhiều nước đến đây đều ngưỡng mộ tài năng của các nghệ nhân điêu khắc và những sản phẩm độc đáo của họ. Ngoài những sản phẩm lưu niệm, nếu khách hàng muốn đặt mua những sản phẩm có trọng lượng lớn, cỡ kích to thì tùy theo thỏa thuận giữa người mua và người bán kèm với địa chỉ của khách hàng, sản phẩm sẽ được bên bán đóng kiện cẩn thận và gửi theo đường biển đến tận nơi cho khách hàng.

Rất nhiều thương gia hoặc khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada, Hà Lan, Mỹ… đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có có những hợp đồng trị giá hàng trăm ngàn USD.

Với những lợi thế và tiềm năng phát triển của làng nghề, UBND Quận Ngũ Hành Sơn cũng đã đề ra định hướng phát triển làng nghề từ nay đến năm 2020 với mục tiêu được xác định là: Phát huy lợi thế của làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước, tiếp tục phát triển công nghiệp chế tác trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế; Quy hoạch lại làng nghề theo hướng mở rộng làng nghề hiện nay và đẩy mạnh phát triển thương mại kết hợp với phát triển du lịch; Ưu tiên phát triển mạnh làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước trên địa bàn được quy hoạch, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển các sản phẩm mỹ nghệ từ đá với quy mô lớn.

Có thể nói, mỗi tác phẩm điêu khắc là một thành quả lao động kỳ công của những bàn tay tài hoa và cẩn mẫn. Từng mũi khoan, nét đục đẽo của những nghệ nhân đều thể hiện một tình yêu vô cùng với những tảng đá vô tri, tình yêu với nghề truyền thống bao đời của cha ông, tình yêu với đất nước, quê hương. Bao thế hệ nghệ nhân và con cháu của họ mỗi ngày đều cần mẫn làm việc để có thể tạo ra những tác phẩm có giá trị nhất, giữ vững và phát huy nét đẹp của làng nghề truyền thống, giới thiệu với bạn bè quốc tế về sự tài hoa của người Việt.

Năm 2014, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Theo đó, Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã hội đủ 4 tiêu chí theo quy định của Luật Di sản Văn hóa: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Thông tin thêm: Năm 2006, Hội làng nghề truyền thống điêu khắc đá Non Nước – Ngũ Hành Sơn được thành lập với sự tham gia của hơn 150 hội viên. Đặc biệt, trong năm 2013, có 03 hội viên của Hội làng nghề vinh dự được Chủ tịch Nước công nhận là nghệ nhân ưu tú gồm các nghệ nhân Lê Bền, Nguyễn Việt Minh và Nguyễn Long Bửu.

Nghệ nhân Nguyễn Việt Minh, đại diện Hội làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước cho biết, tổng số hộ sản xuất – kinh doanh đá mỹ nghệ Non Nước là 495 hộ, chiếm gần 80% hộ dân cư trên tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Công Chúa khu vực Đông hải, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu của Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đạt hơn 312,7 tỷ đồng (năm 2012) và 406,5 tỷ đồng (năm 2013) với số lao động tương ứng là 3,700 và 3.850 người. Làng nghề hiện sản xuất các sản phẩm đa dạng, đủ kích cỡ tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Trong đó, những sản phẩm được mang Nhãn hiệu chứng nhận “Đá Non Nước” bao gồm tượng tôn giáo, tín ngưỡng, tượng danh nhân, tượng người, tượng cách điệu, bàn ghế, bồn tắm, tượng thú, đèn vườn, bình hoa và bia mộ. Trước những năm 1980, nguồn nguyên liệu của Làng nghề được khac thác tại chỗ. Từ sau năm 1980, chuyên liệu được mua chủ yếu từ các tỉnh phía bắc như Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh và Bắc Cạn. Bình quân mỗi cơ sở tiêu thụ khoảng 7-12 tấn nguyên liệu/tháng. Khoảng 70% các sản phẩm của Làng nghề được bán trực tiếp khi khách đến tham quan tại các cơ sở sản xuất trong Làng nghề và được các đơn vị uỷ thác xuất trực tiếp cho khách hàng tại các nước Mỹ, Úc, Hồng Kông, Đài Loan, Nga… Còn lại 30% sản phẩm được khách hàng tại TP HCM và các đơn vị tôn giáo trong cả nước đặt mua.
Tác giả: Nhật Việt (https://goo.gl/s8Y3pu)



    Các Tin khác
  + ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ MINH TÂN VĨNH LỘC THANH HÓA (21/01/2022)
  + Thanh Hóa: Gìn giữ nghề chế tác đá mỹ nghệ (21/01/2022)
  + Ninh Bình: Nắng nóng gần 40 độ C, người thợ vẫn “thổi hồn” vào đá (21/01/2022)

Chat Live Facebook

CÔNG TY TNHH ĐÁ MỸ NGHỆ HÙNG MẠNH 



Địa chỉ:  

 Cs 1 : Thôn 3 Xã Cổ Đạm huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Cs 2 : Đường 22/12 Xã Cương Gián huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.

Hotline: 0354365881 – 0868266286 - 0365837686

Email: damynghehungmanh368@gmail.com

Website: damynghemanhhung.com

 

 

 

 

© Copyright 2009 - 2024 All rights reserved.   Đang Online: 1 Hôm nay: 5 Trong tuần: 133 Trong tháng: 217    Tổng: 2240111
WhatsApp
Hotline
Viber
Zalo