Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ được xem là một nghề cực nhọc, từ khai thác, chọn đá đến chế tác. Những người thợ cần mẫn như con ong thợ không lúc nào ngơi tay để làm ra những con linh vật nhỏ xinh đến những bức tượng phật hay những linh vật to nặng tới vài tấn, cao tới vài mét. Đây là sự tinh hoa kết hợp giữa lao động cơ bắp và lao động nghệ thuật, phải có con mắt nghệ sỹ thực thụ mới nhìn ra được tác phẩm trong từng khối đá thô ráp. Có thể nói, mỗi tác phẩm điêu khắc là một thành quả lao động kỳ công của những bàn tay tài hoa và cần mẫn. Từng mũi khoan, nét đục đẽo của những nghệ nhân đều thể hiện tình yêu nghề và niềm say mê với những tảng đá vô tri, để có thể tạo ra những tác phẩm có giá trị nhất, giữ vững và phát huy nét đẹp của làng nghề.
Ảnh 1: Công nhân tạo tác sản phẩm
Là một người con của quê hương Vĩnh Lộc, lại thấu được giá trị của sản phẩm làng nghề, anh Lê Văn Hải gắn bó với nghề tạo tác đá hơn 15 năm, đã tạo ra hàng trăm bức tượng, tranh đá độc đáo, đầy đủ kích cỡ.
Đến nay, Sản phẩm của của công ty đã có mặt nhiều nơi trên toàn quốc, như nghĩa trang Hàm Rồng, rồi các công trình phục vụ cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các văn bia, lăng mộ, và hàng nghìn công trình, công sở lớn nhỏ, đình, chùa, miếu mạo
với quy mô kích thứơc khác nhau.
Công ty đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động tham gia và 50 lao động theo thời vụ, góp phần nâng cao thu nhập cho ngời dân. Đem lại thu nhập ổn định công nhân, giúp đời sống hộ ngày càng khá giả.
Thu nhập bình quân của thợ làm đá Mỹ nghệ tại cơ sở đạt từ 8 triệu đồng đến 15.000.000 đồng/ tháng. Cá biệt có những thợ tuổi đời còn trẻ nhưng thu nhập bình quân 20 đến 25 triệu/tháng
Bên cạnh sức người, giờ đây cơ sở đã đầu tư 2 bộ giàn máy chế tác đá tự động CNC để rút ngắn thời gian làm sản phẩm , nên công nhân phần lớn thời gian được dành cho sáng tạo ra sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật, những người thợ ở đây đều phải trải qua nhiều công đoạn với niềm đam mê, óc sáng tạo và rèn luyện nhiều năm mới có thể làm được. Từ công đoạn vẽ phác thảo trên đá, tạo hình khối tới đục thô, đục tinh và đánh bóng hoàn thiện sản phẩm; trong đó khâu đục tinh đều do những người thợ lâu năm đảm nhiệm, bởi những đường nét tinh xảo, cân đối hay thần thái bức tượng có thành công hay không đều đặt vào con mắt thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người thợ đá.
Ảnh 2: Bộ tranh đá tứ quý
Ảnh 3: Bộ tranh đá lý ngư vọng nguyệt
Với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, Cơ sở đá mỹ nghệ Hùng Mạnh đã và đang hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, góp phần giúp địa danh được biết đến là một trong những nơi có sản phẩm đá mỹ nghệ độc đáo nhất ở Việt Nam.